009bet009game009game

Giáo Dục Đạo Đức ở JIS

Ngày đăng: 07/01/2021

Viết đầy đủ mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức ở trường Quốc tế Nhật Bản sẽ làm mất nhiều thời gian của của người đọc, vì trên trang web của trường đã có nhiều bài viết về chủ đề này, như: Giáo dục Nhật Bản, Nuôi dạy con của người Nhật Bản, Sự khác biệt về chương trình giáo dụccủa Việt Nam và Nhật Bản, …. Mục đích của môn giáo dục Đạo đức ở các lớp Tiểu học của Nhật Bản, cũng tương tự như của Việt Nambao gồm giảng dạy về cảm nhận và phán đoán, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, tầm quan trọng của những hành vi văn minh trong đời sống, … Lên cấp THCS, các chủ đề được mở rộng và nâng cao cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh, như cách phản ứng đối với lời phê bình, hiểu biết và tôn trọng giới tính, tôn trọng sự thật…Trong đạo đức của con người có những biểu hiện nhìn thấy được và biểu hiệnkhông nhìn thấy được. Nhiều bậc cha mẹ thường quan tâm chú ý những hành vi nhìn thấy được để đánh giá sự tiến bộ của con cái. Tuy nhiên, nội dung không nhìn thấy được, khó cân đong đo đếm mới là nội dung rất quan trọng, nhiều khi có tác dụng chi phối các hành vi nhìn thấymặc dù không dễ giáo dục và hình thành. Vì vậy chúng tôi chỉ xin lưu ý tới nội dung này, với mong muốn nhận được sự đồng hành của quý phụ huynh, vì để làm tốt việc giáo dục đạo đức rất cần sự thống nhất về nhận thức, trao đổi, và kết hợp giữa nhà trường và gia đình. 

 “Sự gắn kết trong gia đình” và “Quan tâm đến người khác” là hai đặc điểm mà người Nhật Bản chúng tôi đồng cảm với người Việt Nam. Có thểtuyhai nước có trình độ phát triển khác nhau nhưng đều có chung một tôn giáo là Phật giáo, cùng chung tín ngưỡng đã khiến chúng ta cảm thấy rất gần gũi. Khi nói đến “Sự gắn kết trong gia đình”, chúng tôi nhận thấy thái độ coi trọng gia đình của người Việt Nam còn hơn cả người Nhật, biểu hiện rõ ràng nhất làsự quây quần, sum họp của những người thân trong gia đình, họ hàng trong các dịp lễ tết, điển hình là Tết Nguyên Đán.

 Trường Quốc tế Nhật Bản đang dạy cho học sinh của Nhà trường như thế nào về 2  biểu hiện đạo đức đẹp đẽ đó .


1. “Sự gắn kết trong gia đình”

Ở Nhật Bản, sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, từ trong đói nghèo và đổ nát, có thể thấy từng đoàn người đổ xô về Tokyo và Osaka để tìm kiếm cơ hội việc làm, còn thế hệ trẻ đã cố gắng phấn đấu để có thành tích học tập cao nhằm có được ưu thếtrong những cơ hội tìm việc làm.Nhờ những nỗ lực phi thường, chẳng mấy chốc Nhật Bản đạt được tăng trưởng kinh tế cao, và hình thành một Tokyo như hiện nay.

Một hệ quả tất yếuhình thành trong xã hội hiện đại là sự thay đổi của gia đình, trong đó chủ yếu là gia đình hai thế hệ: bố mẹ – con cái.

Tất nhiên truyền thống gia đình vẫn được duy trì, trong đó người nội trợ trong gia đình là người mẹ- tập trung chủ yếu vào việc nuôi dạy con cái và công việc gia đình, mặc dù, cũng có không ít gia đình cả bố lẫn mẹ đều phải đi làm.

Mặc dù quan điểm cho rằng người cha phải làm việc chăm chỉ để lo kinh tế đảm bảo cho sinh hoạt gia đình không còn như trước đây,và con cái phải học hành ngày càng nhiều hơn, sau giờ học, còn những buổi học thêm hay các hoạt động câu lạc bộ, nhưng có một điều không thay đổi là người mẹ vẫn cố gắng tạo ra một quỹ thời gian để bố mẹ có thể trò chuyện với con cái. Người mẹ cố gắng dạy sớm nhất để chuẩn bị bữa ăn sáng, trong thời gian này, người mẹ luôn cố gắng để tạo ra khoảng thời gian để mọi người trong gia đình có thể chia sẻ về những vấn đề chung trong gia đình hay để người cha có thể biết được về những thay đổi trong suy nghĩ của con cái mình mặc dù khoảng thời gian này chỉ có vỏn vẹn trong 30 phút.

Tất cả chúng tôi, những giáo viên Nhật Bản đều tâm niệm rằng để phát triển một cách đầy đủ, trẻ em không thể thiếu bữa ăn sáng do người mẹ chuẩn bị và sự trao đổi giữa các thành viên trong gia đình. Hy vọng cha mẹ học sinh Trường Quốc tế Nhật Bản không bỏ lỡ những cơ hội như thế để thường xuyên củng cố sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

Chúng tôi, những người Nhật Bản không phủ nhận văn hóa cũng như tập quán sinh hoạt của Việt Nam, tuy nhiên điều chúng tôi mong muốn ở đây là nếu Quý vị thật sự nghĩ về việc phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn của con trẻ – những người sẽ xây dựng một xã hội tươi đẹp tương tai của quý vị, hãy cố tạo ra khoảng thời gian đối thoại giữa bố mẹ và con cái dù chỉ là một khoảng thời gian ngắn ngủi trong ngày để chú ý đến những thay đổi, trưởng thành dù là ít nhất của con em mình.

Tôi muốn giới thiệu thêm một câu chuyện nữa đang trở thành một chủ đề sôi nổi hiện nay.

Nguồn: http://buzzmag.jp/archives/46826

Đây là bài văn của một học sinh tiểu học của Singapore.

“Mong muốn của em là được trở thành một chiếc điện thoại thông minh. Lý do là vì mẹ và bố của em rất thích điện thoại thông minh. Bố và mẹ của em chỉ toàn để ý đến chiếc điện thoại này và có khi quên mất cả em.

Trở về nhà mệt mỏi sau khi làm việc, bố em dành hết thời gian cho chiếc điện thoại thông minh chứ không phải dành cho em. Bố và mẹ em dù đang làm một việc gì quan trong mà điện thoại chỉ cần kêu lên một tiếng là họ sẽ nhấc điện thoại lên ngay. Nhưng mặc dù ngay cả khi em có khóc, bố mẹ cũng không cư xử như thế.

Bố mẹ em không chơi với em mà chỉ dùng điện thoại thông minh để chơi game. Khi bố mẹ em đang nói chuyện với ai đó trên điện thoại, cho dù em có muốn nói gì đó thì họ cũng không lắng nghe chuyện em nói.

Chính vì thế nên em mong muốn của mình được trở thành một chiếc điện thoại thông minh.”

Cho dù bản thân chúng ta có thể không chú ý, nhưng trẻ em thật sự quan sát rất kỹ bố mẹ của chúng.

“Qua câu chuyện này, chúng ta sẽ phải thật sự chú ý đến cách sử dụng điện thoại để trẻ em không có những suy nghĩ sai lầm rằng “có lẽ mình không được bố mẹ yêu thương bằng chiếc điện thoại”.


2.Quan tâm đến người khác (Omotenashi)

Người Nhật Bản cảm thấy rất thoải mái khi tiếp xúc với người Việt Nam, điều này thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa con người với con người. Người Việt Nam hết sức thân thiện, khi người khác gặp những điều khó khăn họ đều tỏ vẻ quan tâm để tìm ra cách giải quyết, giúp đỡ, coi như việc của bản thân mình.

Tôi muốn giới thiệu về ý nghĩa của từ “Omotenashi” của Nhật Bản.

Nguồn:http://u-note.me/note/47487286

①Omotenashi

Từ “Omotenashi” ở đây chính là từ “tiếp đãi” trong “tiếp đãi khách”. Nguồn gốc của từ “Omotenashi” bắt nguồn từ việc “làm đến cùng bằng cách sử dụng một phương pháp nào đấy”, để chỉ việc tiếp đãi, ưu đãi đối với khách hàng. Ở đây“phương pháp nào đó” chỉ vật thể có thể nhìn thấy bằng mắt và hiện tượng không nhìn thấy được bằng mắt (ý nói yếu tố tinh thần).

② “Thật lòng” (không có ngoài mặt khác trong lòng)

Đây cũng là một biểu hiện để chỉ “Omotenashi”, tức là đón tiếp khách xuất phát từ trái tim (không giả dối).

Hai điều trên kết hợp trở thành nguồn gốc của từ “Omotenashi”

Điểm cần chú ý của “Omotenashi”

①:Quan tâm đến cả những điều nằm ngoài suy nghĩ của đối tác.

Mọi người cần biết sự khác biệt giữa “Omotenashi” và “dịch vụ”?

 Dịch vụ là những việc như: nhân viên ở khách sạn mang khăn lau tay hay chuẩn bị chăn đệm cho khách hàng.

 Người sẽ ta gọi là “Omotenashi” khi đưa khăn lau tay cho khách hàng, người phục vụ sẽ nói với khách “Hôm nay ông (bà) làm việc vất vả quá rồi!” hay việc khách sạn đặt kèm một tấm card có ghi dòng chữ “Chúc quý khách ngủ ngon” ngay bên cái chăn đã được trải ra.

Điều này có nghĩa, những việc làm trong dự kiến của khách hàng chỉ là “dịch vụ”, chính sự quan tâm, chia sẻnằm ngoàinhững kỳ vọng của khách hàngchính là “Omotenashi”

“Omotenashi” nảy sinh từ việc ta thật sự suy nghĩ đến người khác. Biết nghĩ đến khách hàng và phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất như người Việt Nam thường nói “Khách hàng là Thượng đế”.

②: Không yêu cầu được đáp trả

Ở nước ngoài khi được phục vụ, như ở khách sạn, nhà hàng v.v… thông thường khách sẽ trả tiền “típ”. Tiền “típ” là tiền được trả ví như tiền thưởng cho nhân viên đã phục vụ mình (mặc dù là tự nguyện). Ở Nhật Bản thì điều này thể hiện như thế nào? Từ những nhà hàng cao cấp, khách sạn hay đến những cửa hàng tiện lợi, cho dù có sự khác biệt về mức độ nhưng tất cả những nhân viên đều tiếp đón khách hàng hết sức lịch sự, miễn phí và coi tất cả các khách hàng đều như nhau mặc dù không có tiền “típ”.

Không đòi hỏi phải đáp lại cho mình, tôn trọng khách hàng và tiếp đãi một cách lịch sự là điểm tốt của người Nhật Bản và có thể nói đây mới chính là “Omotenashi”

Omotenashi không chỉ giới hạn trong thương mại. Ngay cả trong sinh hoạt hàng ngày, chính việc không đòi hỏi được đáp trả, tôn trọng đối tác và tiếp đãi một cách lịch sự mới chính là “Omotenashi”.

③:Tạo ra “thời gian suy nghĩ”

Chúng ta đều biết như thế nào mới được gọi là “Omotenashi”. Nhưng không thể có thái độ “Omotenashi” “ngay lập tức” được. Trước khi có thể làm được,hãy bắt đầu từ việc luyện tập…

Để có thể nghĩ tới đối tác ta cần phải có sự rộng mở trong chính trái tim mình. Phần lớn những người hàng ngày bận rộn với công việc sẽ khôngđủ thời gian để suy ngẫm kỹ càng đến nhiều việc.

Trước tiên hãy bắt đầu bằng việc làm đẹp tâm hồn mình để có thể tiếp đãi đối tác từ tận đáy lòng bằng nhiều cách như đọc nhiều sách, đi đến bảo tàng mỹ thuật để quan sát, suy ngẫm….

  • Giữ gìn nền văn hóa của dân tộc mình trong thời đại toàn cầu hóa

 Hiện nay, trong thời đại toàn cầu hóa, khi văn hóa của các nước đang không ngừng hòa trộn, đan xen nhau, chính là lúc chúng ta phải cất cánh ra thế giới với tư cách là những “sứ giả nền văn hóa của dân tộc mình”. Và hàng ngày chúng ta phải học tập rèn luyện để có thể hoạt động với tư cách là những người Nhật Bản hay Việt Nam có thể “Omotenashi” được thế giới ngưỡng mộ.

Dưới đây là những điểm để nâng cao khả năng “Omotenashi”

  1. Thông thường con người đều mong muốn hướng đến những điều tích cực, mong muốn muốn thể hiện lòng dũng cảm, sức khỏe, sự thoải mái, bình an, vui vẻ… Chính vì vậy, những người “Omotenashi” phải là những người nỗ lực phấn đấu để có thể trở trở thành những người tích cực.

2) Khi cho rằng “Tôi có thể Omotenashi được ! Tôi làm giỏi!” thì hãy chú ý nhìn lại bản thân mình. Người biết “Omotenashi” nếu hiểu biết về đối tác, cách thức cư xửsẽ khác đi rất nhiều.

3) Hạn chế Stress

1.  Sinh hoạt điều độ

2.  Ăn uống cân bằng

3.  Vận động phù hợp

4.  Không làm cho cơ thể bị lạnh

5. Hay cười

Nguồn: “Thói quen Omotenashi để công việc thành công 100%” (Tác giả Furukawa Tomoko, nhà xuất bản Pháp lệnh tổng hợp)

 Điều giáo viên JIS hướng tới chính là mỗi người cần nỗ lực mạnh mẽ, bền bỉ đểhọc sinh nhận ra hai biểu hiện Đạo đức đẹp đẽ này.Thông qua những trải nghiệm của bản thân, chúng tôi từng bước, từng bước một, tìm ra cách giáo dục phù hợp với từng em và giúp các em phát triển.

                                                               Tác giả: Igarashi Itaru


Khi phải đối diện với những khó khăn, ta thường có cách nhìn sự vật, sự việc một cách bi quan, cũng không ít người mất đi sự bình an trong tâm trí nên thường bực tức, giận dữ khi có những điều không vừa ý.

Để có được sự bình an trong tâm trí, điều tốt nhất là cất tiếng cười. Khi cười, ta sẽ thấy rất thoải mái, tiếng cười sẽ đem lại sự bình an trong tâm hồn, thậm chí nếu cười nhiều, ta còn cảm thấy mình khỏe mạnh lên.

Có được như vậy là vì khi cười, ta sẽ được giải phóng khỏi những định kiến, từ đó, có thể nhìn sự vật sự việc bằng nhiều cách. Khi cười, ta sẽ không còn nghĩ đến những điều không cần thiết nữa. Nụ cười có tác dụng giúp làm cho tâm hồn ta được phong phú hơn.

Nụ cười cũng giúp trái tim chúng ta mạnh mẽ hơn. Tâm tồn trong trẻo thoải mái của chúng ta sẽ đến với đối tác, làm cho mối quan hệ con người với con người trở nên cởi mở hơn.

Nụ cười sẽ đến một cách tự nhiên khi chúng ta vui vẻ, nhưng chính những lúc gặp phải hoàn cảnh khó khăn khiến ta không vui mới chính là lúc chúng ta cần có nụ cười. Muốn thế, trước tiên, hãy thử hít một hơi thật sâu nhé!

Có thể bạn quan tâm

Liên kết với chúng tôi

Zalo Facebook
Liên hệ
text_backtohome