009bet009game009game

Phương pháp giáo dục Montessori

Ngày đăng: 03/09/2024

Phương pháp giáo dục Montessori thường được gọi là Phương pháp Montessori là phương pháp nuôi dưỡng tình yêu của trẻ em trong học tập và khuyến khích sự độc lập bằng cách cung cấp một môi trường hoạt động và các tài liệu, để trẻ em có thể sử dụng (học tập) theo cách riêng, tốc độ riêng của mình. This builds self-confidence, inner discipline, a sense of self-worth and instils positive social behaviour.Điều này giúp trẻ xây dựng sự tự tin, kỷ luật nội tâm, một cảm giác về giá trị bản thân và thấm nhuần hành vi xã hội tích cực, giúp các em có động lực để chủ động học tập, để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình, kể cả sự nhận biết vị trí của mình trong cộng động, cho ngày hôm nay và tương lai. The approach forms the basis for lifelong learning.Cách tiếp cận này là cơ sở để tạo ra những con người tự tin, độc lập, phát triển toàn diện và cảm nhận cuộc sống với một thái độ trân trọng và hạnh phúc, tạo ra ý thức, thói quen học tập suốt đời. Nhiều nước, nhiều học giả trên thế giới coi đó là phương pháp tối ưu dành cho trẻ để “trai thành rồng, gái hóa phượng”; “nếu so sánh Montessori như Columbus phát hiện ra Châu Mỹ thì thật sự cũng không phải là nói quá. Cái mà Columbus phát hiện ra là lục địa mới ở bên ngoài, còn cái Montessori phát hiện ra là lục địa mới trong tâm hồn trẻ. Đây thực sự là một phát hiện quan trọng, chân thực như Châu Mỹ với Columbus và lực vạn vật hấp dẫn với Newton. Phát hiện này chứ không phải là phương pháp giáo dục làm cho Montessori nổi tiếng”-(E.M. Standing-Học giả nghiên cứu nổi tiếng về Montessori).

Lịch sử phát triển: Tiến sỹ Maria Montessori sinh ngày 31 tháng 8 năm 1870 tại thị trấn Chiaravalle ở Ý, mất ngày 6 tháng 5 năm 1952. Bà tốt nghiệp trường Y năm 1896, là một trong những nữ bác sỹ  đầu tiên của Ý, đồng thời bà còn là nhà tâm lý giáo dục nổi tiếng thế giới. TS. Montessori bắt đầu nghiên cứu về giáo dục năm 1897, đến năm 1907 lớp học đầu tiên được giảng dạy theo phương pháp của bà, vào thời kỳ cả Châu Âu đang có phong trào đổi mới phương pháp sư phạm - “lấy người học làm trung tâm”. Đến năm 1911, phương pháp giáo dục của bà được nhanh chóng lan truyền ở Châu Âu và nhiều sách đã được xuất bản. Ở Mỹ phương pháp Montessori cũng được phổ biến nhanh chóng. Tuy nhiên, năm 1914 sau  khi cuốn  sách Khảo Sát Hệ Thống Giáo Dục Montessori do  nhà giáo dục học người Mỹ William Heard Kilpatrick phát hành,  tư tưởng của bà và phương pháp Montessori đã bị lu mờ ở Mỹ, mãi tới năm 1960 phương pháp giáo dục của bà mới nở rộ lại ở quốc gia này. Phương pháp Montessori đã gặt hái được những thành công và phát triển không ngừng trong hơn 100 năm qua, đến nay đã có trên 110 quốc gia áp dụng phương pháp này, tất cả  trường học ở các nước Tây Âu đều đã tiếp cận tinh thần của phương pháp Montessori, đặc biệt có 22.000 trường đặt tên là Montessori như Mỹ (5.000 trường), Anh(700 trường), Canada, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Nam Phi ... Ở nhiều nước đã có Hiệp hội giáo dục Montessori nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin và duy trì, đảm bảo đúng tinh thần của phương pháp Montessori. Để tôn vinh đóng góp của bà đối với sự nghiệp giáo dục, người ta gọi phương pháp giáo dục mà bà đề xuất là “Phương pháp Montessori”. Montessori professionals also work to support the needs of children outside the classroom setting, with a particular emphasis on parent education and community outreach programmes.Bà Maria Montessori đã hai lần được đề cử nhận giải thưởng Nobel về Hòa bình năm 1949, năm 1950. Bà được tôn vinh là biểu tượng của giáo dục với thế giới và hòa bình.

Cơ sở chính của phương pháp Montessori: Dựa trên những nghiên cứu, những quan sát tỷ mỷ ở trẻ, TS. Montessori cho rằng: trẻ em phải được tôn trọng  như những cá nhân riêng biệt; Children possess an unusual sensitivity and intellectual ability to absorb and learn from their environment that are unlike those of the adult both in quality and capactrẻ em có một sự nhạy cảm cao, có khả năng trí tuệ để tiếp thu và học hỏi từ môi trường nhưng không giống như những người lớn cả về chất lượng và năng lực. The most important years of childrens growth are the first six years of life when unconscious learning is gradually brought to the conscious levelNhững năm quan trọng nhất của sự phát triển cho trẻ em là sáu năm đầu tiên của cuộc sống, khi mà việc học tập vô thức đang dần đưa đến mức độ ý thức; trẻ em nếu được tự do chọn lựa và hoạt động trong một môi trường được chuẩn bị kỹ , phù hợp với từng khả năng và từng giai đoạn phát triển, chúng sẽ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của mình. Montessori đã chia ra bốn giai đoạn phát triển ở trẻ, từ 0-6 tuổi, từ 6 -12 tuổi, từ 12-18 tuổi và từ 18-24 tuổi. Theo bà mỗi giai đoạn ở trẻ có những đặc trưng sinh lý, tâm lý khác nhau nên phương pháp tiếp cận giáo dục phải khác nhau cho từng giai đoạn. Giai đoạn đầu gọi là “Tổ chim”, giai đoạn thứ hai gọi là “Ngôi nhà trẻ thơ”.

Giai đoạn thứ nhất (từ 0-6 tuổi): là giai đoạn  trẻ phát triển tâm sinh lý không ngừng và nổi bật nhất. Bà là người đầu tiên phát hiện và đưa ra khái niệm có tính quy luật  “Trí tuệ thấm hút, các giai đoạn nhạy cảm và sự bình thường hóa”, để mô tả khả năng khám phá thế giới xung quanh rất tinh tế bằng các giác quan nhạy bén ở mỗi trẻ.

Trí tuệ thấm hút: TS. Montessori mô tả hành vi nỗ lực không ngừng để học hỏi thông qua các kích thích từ môi trường xung quanh nhằm phát triển các giác quan, ngôn ngữ, văn hóa, giống như miếng bọt biển thấm hút nước và hình thành khái niệm với thuật ngữ “trí tuệ thấm hút”. Bà khẳng định, giai đoạn phát triển quan trọng nhất của trẻ nằm ở sáu năm đầu đời – thời điểm trẻ sở hữu trong mình “Trí Tuệ Thấm Hút”. Trí tuệ tiếp nhận của trẻ gồm tiếp nhận vô thức từ 0-3 tuổi và tiếp nhận có ý thức trong 3 năm sau. Tiếp nhận vô thức giống như chụp ảnh, những hình ảnh tiếp nhận được khắc sâu trong não bộ, rất khó xóa bỏ. Do đó, mục tiêu giáo dục trong thời kỳ này là trau dồi, tu dưỡng khát khao học hỏi và tiếp thu một cách tự nhiên của trẻ, bằng cách cung cấp cho trẻ một môi trường hoạt động tự do. Bà cũng cho rằng đây là khả năng duy nhất và đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của trẻ và nó phai nhạt dần sau khi trẻ được 6 tuổi.

Giai đoạn nhạy cảm: Montessori phát hiện ra các giai đoạn nhạy cảm đặc biệt của trẻ trước những kích thích từ môi trường xung quanh. Bà gọi đó là “giai đoạn nhạy cảm”, ở  giai đoạn này trẻ em có khả năng tiếp nhận tri thức một cách rất dễ dàng và không biết mệt mỏi. Đây là các giai đoạn thích hợp nhất để giáo dục, phát triển các giác quan, ngôn ngữ, sự khéo léo trong hoạt động chân tay, tính trật tự và văn hóa trong trẻ (xin xem bàiGiáo dục sớm” phần nắm bắt các giai đoạn nhạy cảm để phát triển tiềm năng của trẻ). Các học cụ và hoạt động trong môi trường Montessori được thiết kế và sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn nhạy cảm mà trẻ bộc lộ.

Sự bình thường hoá: Khái niệm này xuất phát từ yếu tố tập trung vào hoạt động đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ, khi trẻ chủ động lựa chọn công việc ưa thích, chúng sẽ chăm chú và vui vẻ với công việc đó. Điểm nổi bật  là khả năng tập trung cũng như các nguyên tắc không gây gò bó hay ép buộc theo khuôn khổ, trẻ cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc. Khi nguồn năng lượng của trí lực và tâm lý kết hợp hài hòa với nhau, cảm giác trật tự sẽ hình thành, trẻ biết cảm thông và tham gia giúp đỡ những người khác.

Giai đoạn thứ hai (từ 6-12 tuổi): Theo Montessori, về mặt sinh lý trẻ sẽ thay răng và phát triển chiều cao  cơ thể. Về mặt tâm lý, trẻ sẽ xuất hiện “khuynh hướng tập thể” nghĩa là trẻ có xu hướng làm việc và giao tiếp theo nhóm, ngoài ra trẻ sở hữu trong mình trí tưởng tượng và sự biện giải rất phong phú. Quá trình học tập (làm việc) và phát triển của trẻ trong giai đoạn này sẽ giúp chúng hình thành nên tính tự lập, khôn khéo, có tính tổ chức xã hội và dễ dàng tiếp thu các bài học đạo đức. Từ đó thiết kế môi trường học tập, kế hoạch bài giảng, học cụ phù hợp với những thay đổi tâm sinh lý và tính cách mới đặc trưng ở trẻ.

Giai đoạn thứ 3 (từ 12-18 tuổi): Theo Montessori, đây là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi về sinh lý rất quan trọng, cụ thể hơn là trẻ trải qua giai đoạn dậy thì. Tâm lý của trẻ thường không ổn định, giảm khả năng tập trung cũng như sáng tạo, nhưng lại hình thành tính “phán xét và coi trọng phẩm hạnh cá nhân". Đây là giai đoạn hình thành và phát triển của một người lớn trưởng thành. Bà cho rằng những gì được đào tạo trong ba giai đoạn đầu là tiền đề để trẻ phát huy khi học khoa học, kỹ thuật, văn hóa và xã hội ở mức độ cao hơn, từ đó có những ảnh hưởng và đóng góp nhất định cho xã hội.

  1. Montessori cho rằng bản năng của con người có sự tự hoàn thiện, thích gần gũi với thiên nhiên, thích khám phá, thích giao tiếp, thích hoạt động có mục đích với môi trường xung quanh. Đồng thời bà cũng cho rằng mọi trẻ em đều khác nhau, chúng có những khả năng riêng biệt, cách thức tiếp nhận kiến thức khác nhau với thời gian khác nhau.

Triết lý giáo dục của phương pháp Montessori: “Thông qua sự tương tác  với môi trường, thông qua hoạt động của đôi bàn tay, thông qua sự hoàn toàn tự động  hấp thu các khía cạnh đạo đức, xã hội, văn hoá, tri thức về thế giới xung quanh và thông qua sự hoàn toàn độc lập, trẻ sẽ phát triển bản thân, phát triển cá thể riêng biệt của mình." (Dr. Maria Montessori). Theo PGS.TS. Đỗ Xuân Thảo trường ĐH Sư phạm Hà Nội, bố của tác giả nhỏ tuổi Đỗ Nhật Nam thì triết lý giáo dục của Montessori là: Trẻ em cần phải quyết định tương lai của mình: Chúng phải là người TỰ DO.

Một số nguyên tắc và đặc điểm cơ bản của phương pháp giáo dục Montessori: Phương pháp Montessri nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên , cũng như trang bị đầy đủ cho học sinh các kiến thức trong cuộc sống hàng ngày và khoa học công nghệ tiến bộ,  hiện đại. Có thể tóm tắt một số đặc điểm và nguyên tắc cơ bản của phương pháp Montessori mà các tổ chức AMI (Hiệp Hội Montessori Quốc tế) và AMS (Hiệp Hội Montessori Mỹ) đã nêu ra như sau:

Phương pháp giáo dục Montessori là phương pháp giáo dục tỉ mỉ, không bỏ qua bất cứ khía cạnh nào của cuộc sống, rất chặt chẽ và toàn diện. Với mục tiêu là hỗ trợ để trẻ trưởng thành, không phải là để truyền đạt kiến thức một chiều, cũng không phải là sự đi trước một bước trong học thuật, càng không phải vì cạnh tranh, mà là yêu cầu được sống và phát triển ở trẻ. Trẻ được rèn luyện, bồi dưỡng những thói quen tốt như: Tự giác làm việc của mình, làm việc có trình tự, hoàn thành công việc được giao; Nâng cao kỹ năng thực hành, khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề độc lập, khả năng giao tiếp, thuyết phục và các phẩm chất tốt như: Đam mê học tập, yêu cuộc sống, nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác, có ý thức bảo vệ môi trường sống và yêu chuộng hòa bình.

  1. Một môi trường học tập tốt, được chuẩn bị kỹ lưỡng, phù hợp và thỏa mãn yêu cầu “trí tuệ thấm hút” và “thời kỳ nhạy cảm” của trẻ từ 0-6 tuổi, kích thức sự phát triển toàn diện cả về trí lực, thể lực, tình cảm và các kỹ năng xã hội khác, giúp trẻ phát huy tính độc lập ở tất cả các lĩnh vực, phù hợp với xu hướng phát triển tâm lý bên trong , đồng thời đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của trẻ. Trong phòng học có các khu phát triển các giác quan, khu toán học, khu khoa học, khu địa lý, khu ngôn ngữ, khu nghệ thuật… và khu phát triển các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày. Môi trường Montessori được xây dựng đẹp, hài hòa, sạch sẽ, có tính trật tự, đảm bảo điều kiện cho trẻ được hoạt động tự do. Ngoài ra có sự sắp xếp hợp lý giữa các hoạt động phù hợp với nhu cầu của trẻ, mang tính chuyên biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện.
  2. Lớp học không phân theo độ tuổi, trình độ (lớp được ghép theo nhóm tuổi từ 2,5 hoặc 3 đến 6 tuổi, không liên quan đến điểm số và thành tích). Trong lớp có các độ tuổi và trình độ khác nhau sẽ tạo điều kiện sự tăng cường giúp đỡ, chỉ bảo nhau, tăng cường sự hợp tác, tăng cường kỹ năng học tập và tăng cường trách nhiệm. Đó chính là những cơ hội để trẻ em được thực hành sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau và trách nhiệm cá nhân của mình từ khi còn nhỏ, nếu chúng ta muốn các em trở thành những thanh niên có trách nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ mọi người và cộng đồng. Cơ hội này sẽ không thể có ở các lớp cùng lứa tuổi. Hoạt động tự do: Một trong những đặc điểm nổi bật của môi trường Montessori là hoạt động tự do, cơ sở của hoạt động tự do là sự tự thích nghi và sự tự quyết định việc học của trẻ. Mục đích của hoạt động tự do không phải là tích lũy nhiều kiến thức mà là xây dựng khả năng hành động, giải quyết vấn đề độc lập; phát triển khả năng nhận thức,  vận động; phát triển các kỹ năng xã hội giúp trẻ tăng khả năng hoạt động độc lập, thực hiện hành động, kiểm tra hành động và đánh giá hành động. Đặc điểm của hoạt động tự do là trẻ em được tự do trong vận động, đi lại; tự do lựa chọn hoạt động với bất kỳ  đồ chơi và tài liệu nào mà chúng hiểu được (tất nhiên là các hoạt động này đã được giáo viên lên kế hoạch sắp xếp trước); tự do ôn, tự do lựa chọn tốc độ học tập cho đến khi nắm chắc kỹ năng và thỏa mãn mới thôi và tự do có các mối quan hệ, học một mình hoặc học nhóm. Tuy nhiên học sinh cũng cần thực hiện một số quy tắc như: Sau khi chơi xong, trẻ tự thu dọn, đặt về vị trí ban đầu và tiếp tục chọn một đồ chơi khác; không dẫm lên thảm của bạn khác; nói nhỏ và không quấy rầy người khác đang học; cái gì đã làm  cũng sẽ phải được hoàn thành. Kết quả mong đợi của hoạt động tự do là nâng cao năng lực về khả năng lựa chọn; khả năng quyết định; khả năng giải quyết vấn đề; khả năng đặt ra mục tiêu và đạt được mục tiêu đó; khả năng điều khiển và điều chỉnh hoạt động của riêng mình; khả năng đại diện cho quyền lợi và yêu cầu của chính mình; khả năng tự kiểm tra, tự hiệu chỉnh và khả năng tự cảm nhận, tự tìm ra các phương án hành động.
  3. Trẻ em được tôn trọng, không bị làm phiền hay ngắt quãng khi đang “làm việc”. Trẻ em học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các học cụ, mô hình mang tính chất khám phá, xây dựng, hơn là học theo chỉ dẫn trực tiếp từ phía giáo viên.
  4. Môi trường Motessori không có sự khen thưởng và kỷ luật thông thường mà thay thế khen thưởng là khuyến khích và động viên, thay thế kỷ luật thông thường bằng hình thức kỷ luật tích cực. Phương pháp kỷ luật tích cực là tăng cường  dạy học sinh hành vi ứng xử có trách nhiệm, từ đó lấn át hành vi không tích cực (xin xem chi tiết ở bài “Khen thưởng và kỷ luật”).
  5. Cô giáo phải được đào tạo qua trải nghiệm, là người chịu trách nhiệm chuẩn bị và lên kế hoạch học tập, nhưng quan trọng hơn là hướng dẫn sự tìm tòi, nghiên cứu đối với từng em học sinh với sự tận tâm, nhiệt tình của mình theo từng chủ đề. Cô phải là người luôn thể hiện niềm tin tưởng vào trẻ, tôn trọng và kiên nhẫn với trẻ. Các em sẽ học được sự tự tin nếu cô giáo là đối tác, người tư vấn việc học chứ không phải người dạy và kiểm tra. Cô giáo cần phải cân bằng nguyên tắc không can thiệp trực tiếp vào việc học của trẻ, nhưng lại không được bỏ rơi trẻ. Cô giáo phải vừa là người quan sát, đồng thời lại là nhà khoa học, là tấm gương cho học sinh và phải là người đoán trước được tình huống để giúp trẻ phù hợp với mong muốn của trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển bình thường, phù hợp với sự phát triển chung.
  6. Chương trình Montessori hướng đến tất cả các loại năng khiếu và phong cách học tập - động học, âm nhạc, không gian, giao tiếp, ngôn ngữ và toán học. Chương trình giảng dạy phải phù hợp với sự phát triển và mục tiêu đề ra. Trẻ em được dạy cách tự chăm sóc bản thân, môi trường học tập và môi trường xung quanh mình.
  7. Các học cụ giáo dục được Bà Montessori, đồng sự và các thế hệ tiếp nối nghiên cứu, hoàn thiện, sáng tạo và phát triển theo thời gian. Hiện trên toàn thế giới chỉ có ba công ty có bản quyền sản xuất dụng cụ Montessori.

Sự khác biệt giữa phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp giáo dục Montessori có thể tóm tắt một số ý chính như sau:

Lớp học truyền thống Lớp học Montessori
Cô có vai trò chính, trung tâm. Học sinh học thụ động, nhận thức do giáo viên áp đặt và sẽ mất tính sáng tạo, độc lập tự chủ Cô quan sát, hướng dẫn. Học sinh học chủ động, tự chơi, tự khám phá và sẽ trở thành những người độc lập về nhận thức và tính cách
Cô giữ gìn trật tự, kỷ cương trong lớp Cô khuyến khích các em tự giữ kỷ cương, chịu trách nhiệm cá nhân và xây dựng kỷ luật nội tâm
Cùng một lứa tuổi, nên hạn chế sự hợp tác giữa các bậc phụ huynh và học sinh. Các nhóm học tập cũng hạn chế 3-6 tuổi trong một lớp, khuyến khích sự hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường sự hợp tác giúp phát triển kỹ năng học tập
Hoàn thành những bài tập với thời gian định sẵn Tăng cường sự tập trung, không gián đoạn để hoàn thành công việc
Kế hoạch học tập mẫu cho tất cả học sinh Kế hoạch công việc cho từng cá nhân
Tốc độ dạy được tiêu chuẩn hóa. Sai sót được cô sửa chữa , coi như khuyết điểm Tốc độ dạy tùy thuộc vào sự tiếp thu của học sinh, học sinh tự nhận biết sai sót và tự sửa chữa
Học thuộc lòng, khen thưởng, kỷ luật để tăng cường sự học tập Hiểu và cảm nhận sự thành công tăng để cường sự học tập
Sự phân giải mâu thuẫn được dạy bởi các cô theo các lớp khác nhau Sự nhã nhặn và sự phân giải mâu thuẫn là một bộ phận cấu thành chương trình giáo dục
Việc học và rèn luyện nhằm đạt được mục tiêu cốt lõi của chương trình đào tạo Việc học và rèn luyện nhằm tăng cường sự ham học và học tập suốt đời
Thụ động trong học tập và dễ dẫn đến không sáng tạo trong cuộc sống Chủ động trong học tập, sáng tạo trong cuộc sống

Cơ s pháp của phương pháp Montessori: Phương pháp Montessori được cộng đồng quốc tế công nhận và đã được áp dụng ở trên 110 quốc gia trên thế giới, đặc biệt có 22.000 trường đặt tên là Montessori. Tất cả các trường ở các nước Tây Âu đều đã chuyển đổi theo tinh thần của phương pháp Montessori. Năm 1929, Montessori đã thành lập Hiệp Hội Montessori Toàn Cầu (AMI), để duy trì sự nguyên vẹn trong phương châm giáo dục của bà. AMI vẫn tiếp tục hoàn thiện và phát triển phương châm giáo dục của Bà trong việc đào tạo giáo viên, hướng dẫn xây dựng dụng cụ học tập và môi trường học tập Montessori dưới sự lãnh đạo bởi con trai bà là Mario Montessori. Hiện nay rất nhiều Quốc gia trên thế giới đã thành lập Hiệp hội Montessori để trao đổi thông tin và đảm bảo các trường Montessori giữ được đúng tinh thần của phương pháp giáo dục Montessori. Năm 1967, Ủy Ban Kiểm Tra Cấp Bằng Sáng Chế Mỹ đã công nhận phương pháp giáo dục Montessori và cho phép các trường ở Mỹ và các nước khác được được sử dụng rộng rãi, nếu đảm bảo nó ứng dụng đúng tinh thần của phương pháp Montessori.

Hệ thống Giáo dục Quốc tế Nhật Bản

Có thể bạn quan tâm

Liên kết với chúng tôi

Zalo Facebook
Liên hệ
text_backtohome