009bet009game009game

Afamily.vn: Minh Triết- Giải mã 2 từ “đắt giá” làm nên ngôi trường phong cách Nhật Bản tại Hà Nội có phương pháp giáo dục nhiều cha mẹ Việt ngưỡng mộ

Ngày đăng: 22/02/2021

Với khẩu hiệu “Thông minh, học giỏi là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là có nhân cách tốt”, ngôi trường này có những hướng đi riêng với “chất” giáo dục kiểu Nhật “hướng tới sự minh triết”. Đây cũng là kim chỉ nam soi sáng cho mọi phương pháp giáo dục mà nhà trường theo đuổi. Điều đã làm nên môi trường giáo dục kiểu Nhật Bản được nhiều cha mẹ Việt ngưỡng mộ.

Mục tiêu của trường là "giáo dục, đào tạo ra thế hệ học sinh minh triết" - một thế hệ học sinh giàu lòng nhân ái, bao dung và khả năng tự chủ, tự lập, tự nhìn nhận bản thân, có khả năng trở thành các nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý trong tương lai.

Chính vì thế, trong phương pháp giáo dục của trường tất cả đều hướng tới triết lý sâu sắc này như một kim chỉ nam soi đường.

"Itadakimasu" các học trò đều nói thế như một lời mời trước khi thưởng thức bữa ăn. Nó cũng giống như việc chào hỏi bắt buộc đầu và cuối giờ học. Ở đây không chỉ là trò chào thầy, mà thầy và trò cúi đầu chào nhau trước và sau tiết học. Đến giờ ăn học trò tự chia đồ ăn, tự ý thức giữ gìn vệ sinh, tự xếp bát đĩa vào vị trí…

Những chi tiết tưởng nhỏ nhưng cũng thấm đẫm từ 2 chữ "minh triết" ở trường quốc tế Nhật Bản - JIS, ngôi trường trọng lễ nghĩa do thấm nhuần tình yêu thương từ sâu bên trong...

Thanh lịch, không ồn ào, cái đẹp ẩn mình bên trong tông màu đơn giản

Nằm trên đường Tố Hữu, Hà Đông, Hà Nội, vị trí của JIS không quá xa trung tâm thành phố. Điểm khiến tôi ấn tượng về vẻ bề ngoài của ngôi trường này từ cái nhìn đầu tiên là không lòe loẹt, không ồn ào, có vẻ tối giản đúng chất Nhật Bản. Với màu trắng xám từ màu sơn nhẹ nhàng trên nền không gian bao phủ màu xanh của cây cối. Khu vườn 2000m2 bao phủ toàn bộ tầng thượng của tòa nhà khối mầm non và tiểu học đã tạo ra một vẻ thanh lịch, yên bình hiếm có.   

Được biết, khu vườn này được thiết kế, chăm sóc và giám sát theo những tiêu chuẩn cao nhất về an toàn của Nhật. Đây cũng là nguồn cung cấp rau xanh sạch cho toàn bộ học sinh và cán bộ nhân viên của trường. Nó cũng là không gian tuyệt vời để các bạn nhỏ trải nghiệm, quan sát, tìm hiểu về cây cối.

Màu trắng của ngôi trường được tiết lộ không chỉ đơn thuần là yếu tố thẩm mỹ. Lý giải nguyên do sâu xa khi chọn màu sơn này, phía nhà trường giải thích: "Màu trắng xám không che giấu những vết bẩn có thể có; từ đó giúp học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp hơn".

Một chi tiết rất nhỏ nhưng cho thấy sự tinh tế của phong cách giáo dục Nhật Bản về tính tự giác cho học trò. Các bồn rửa tay được bố trí thuận tiện dọc hành lang lớp học và khu vực nhà ăn… Chúng luôn ở vị trí vừa tầm với học sinh từng cấp học. Luôn có nước rửa tay và khăn lau tay sẵn sàng. Điều này đã cho thấy sự chú tâm ở từng chi tiết cho sự tiện lợi và an toàn cho lũ trẻ, đấy lại tình yêu thương. 

Tôi để ý hơn đến phòng thí nghiệm và bể bơi của trường. Phòng thí nghiệm không phải là phòng được xây dựng cho có. Các em học sinh đang thực hiện những thí nghiệm trực quan trên những trang thiết bị hiện đại một cách bài bản, cho thấy những chi tiết từ nhỏ đến lớn đều được quan tâm kỹ lưỡng. Bể bơi ở đây là bể nước nóng với hệ thống xử lý nước hiện đại của Mỹ bằng công nghệ điện phân muối và không có bất kỳ hoá chất nào để học trò có không gian bơi lội an toàn, sử dụng được quanh năm. 

Hình thức tối giản, nhưng không quên sự tinh tế và tiện lợi cho học sinh. Một bài học không cần bất cứ lời dạy dỗ nào để học trò tự cảm ngay từ thị giác về tình yêu thương và sự đối xử con người cần có với nhau.

Trường học không lớp trưởng, không "sao đỏ" 

Hướng tới sự minh triết, nhà trường luôn để học trò nào cũng thấy được tình yêu thương, đồng thời không quên phát huy "cái tôi" sáng tạo của chính mình. Chính vì thế, sự công bằng, tôn trọng từng cá thể riêng biệt được nhà trường đặt lên hàng đầu.

Chứng kiến một lớp học tại đây mới thấy điểm khác biệt cho số đông những lớp học thường thấy ở Việt Nam. Lớp học ở JIS không có lớp trưởng vì với người Nhật học sinh nào cũng như nhau không có ai là khác biệt. Học sinh lần lượt thay phiên nhau làm các công việc điều hành lớp. 

Tất cả đều được tham gia các công việc như nhau, các em có cơ hội bộc lộ và rèn luyện năng lực điều hành công việc chung. Điều này nằm trong triết lý của nhà trường để những em có hạn chế về kỹ năng, năng lực sẽ xóa dần mặc cảm và từng bước hòa đồng với tập thể.

Cũng sẽ không có chuyện học sinh mắc lỗi sẽ cảnh cáo trước lớp, hay trước toàn trường mà họ sẽ nói riêng với học sinh đó, không để các bạn trong lớp biết đến lỗi sai của bạn này để tránh việc một học sinh nào đó sẽ xấu hổ trước mặt mọi người. 

Học sinh sẽ cần tự hiểu được mình cần thay đổi như thế nào. Thay vì xoáy sâu vào lỗi sai của học sinh thì nhà trường sẽ giúp học sinh tự nhìn ra cái sai và cần phải thay đổi như thế nào. Nó cũng giúp ích rèn cho học sinh ý chí cần phải vươn lên như thế nào. 

Vì thế, ngoài việc không có lớp trưởng thì chức danh sao đỏ cũng không có tên trong "hạng mục chức danh" ở đây.

Học sinh JIS mặc đồng phục, cùng lao động, học tập để không có sự phân biệt nào xảy ra. Trong trường sẽ không có nhiều lao công, vì mỗi ngày, mỗi tuần, học sinh các khối sẽ được phân chia và chủ động dọn dẹp khu vực của mình. Sau giờ học sáng, trước khi ăn trưa, học sinh làm vệ sinh lớp học, nhặt rác, lau chùi bàn ghế…

Được biết hàng tuần, các em sẽ vệ sinh, quét dọn trạm dừng xe buýt gần trường. Trong bữa ăn hàng ngày, các em biết cách thay nhau chia thức ăn và tự thu dọn sau khi ăn xong. Coi trọng sự công bằng nhưng tính tự lập của mỗi cá nhân lại được nhà trường rèn luyện để hình thành như thói quen. 

Tôi cũng rất ngạc nhiên, vì nghe thầy nói những buổi họp phụ huynh căng thẳng như ở trường công lập sẽ không có ở JIS. Việc họp phụ huynh đầu năm, cuối năm, giữa kỳ đều được thực hiện 1:1, chỉ có 1 giáo viên và 1 phụ huynh. Điều này cũng là để tránh việc khen chê 1 cá nhân nào đó và tránh việc học sinh làm sai hoặc thành tích chưa cao sẽ xấu hổ và tự ti. 

Môn học quan trọng nhất: Tôn trọng vạn vật

"Tôn chỉ giáo dục của trường là "Hướng tới sự minh triết", nó không gì khác ngoài việc đào tạo ra những con người tích cực, mạnh mẽ, dám thách thức. 

Nói một cách đơn giản mục tiêu trường chúng tôi không chỉ đào tạo ra những học sinh có đầy đủ kiến thức và kỹ năng phong phú mà những học sinh này còn có thể thể hiện hết khả năng của mình ở bất kỳ quốc gia và khu vực nào trên thế giới và trở thành một người luôn sống tích cực", thầy Taki Toshihide, Giám đốc chương trình hệ quốc tế Nhật Bản, giải thích kỹ hơn về lý tưởng về mục tiêu lâu dài mà trường hướng tới. 

Chính vì muốn hướng tới nuôi dưỡng 1 thế hệ toàn cầu "có khả năng sống tích cực" ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nên việc nhà trường có những kỷ luật đề ra để học trò sau này có thể thích nghi được với mọi hoàn cảnh. Nghe có vẻ phép tắc nhưng đó chính là tình yêu các thầy cô gửi gắm trong đó. Trong các tiết học ngoài các kiến thức các con con được học cách  "tuân thủ thời gian", "chào hỏi lễ phép" khi di chuyển bên ngoài hành lang. 

"Xếp hàng ngay ngắn, đi lại trật tự", trong thời gian dọn vệ sinh trước giờ ăn trưa. Trong thời gian ăn trưa các con học thực hiện triệt để các hoạt động theo sự phân công và luôn có ý thức "làm việc vì mọi người", tự chia đồ ăn, tự ý thức giữ gìn vệ sinh, tự xếp bát đĩa vào vị trí...

Cũng giống như việc chào hỏi bắt buộc đầu và cuối giờ học. Ở đây không chỉ là trò chào thầy, mà thầy và trò cúi đầu chào nhau trước và sau tiết học. Thầy làm gương thể hiện sự tôn trọng với học trò và ngược lại học trò sẽ thực hiện lại bằng sự lễ phép không còn đơn thuần là lễ nghi mà còn là sự tâm phục, khẩu phục. 

Lò đào tạo một thế hệ rất văn minh

Theo chân học sinh khối 7 của trường tham dự 1 buổi học thực tế mới thấy hơn sự khác biệt. Học trò được tới khách sạn 5 sao thực hành kĩ năng ăn uống lịch thiệp kiểu Âu. Nhà trường luôn chú trọng vào yếu tố thực tế và cân bằng giữa kiến thức từ sách vở và kĩ năng sống. Lại một lần nữa yếu tố tự lập, tự chủ trong 2 từ minh triết được làm rõ.

Tại khách sạn JW Marriott Hà Nội, các em ngoài việc thực hành ăn uống, ứng xử trên bàn tiệc đúng chuẩn châu Âu còn được học thêm về nền ẩm thực, văn hóa phương Tây, hướng tới sự hội nhập có tính toàn cầu. 

Các em đã được tiếp thu thêm những kiến thức mới ngay trên chính bàn ăn như cách bạn nam kéo ghế mời bạn nữ ngồi xuống trước, khoảng cách giữa bàn và ghế, vị trí đặt và cách cầm ly, dao, nĩa, thìa khi ăn từng món, cách đặt khăn ăn trên đùi hay nói lời xin phép ra ngoài; cách cụng ly;  uống nước, rượu vang, champagne…

Nhìn những cô cậu tuổi teen với phong thái điềm đạm và cách ứng xử lịch thiệp trên bàn tiệc người ta tin các em đã được dạy những điều tưởng nhỏ nhặt nhưng dễ góp phần hướng tới 1 xã hội văn minh. 

Đây là một trong những nội dung học tập quan trọng, cần thiết. Đại diện JIS cho biết, họ luôn hi vọng học sinh của mình không chỉ đơn thuần học nguyên tắc trên bàn ăn mà còn học được cách cư xử đúng mực, nhân văn: "Các em đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa và nhà trường mong muốn dạy các em kỹ năng cần thiết để tự tin bước ra thế giới".

Ở khối mầm non, cách học thực tế của các con lại rất khác. Từ những vật liệu quen thuộc như chai nhựa, cốc giấy, ống hút nhựa, giấy báo, lá khô, đĩa nhựa, vỏ hộp sữa…, các thầy cô giáo đã hướng dẫn học trò sáng tạo ra những tác phẩm đẹp mắt, đầy cảm xúc. Thiên nhiên trong mắt trẻ thơ hiện lên thật sống động, diệu kỳ. Thông qua những giờ học vui vẻ, các bé mầm non không chỉ được rèn sự khéo léo, quan sát và cảm nhận thế giới xung quanh theo một cách riêng mà còn bồi đắp tình yêu thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường.

Triết lý giáo dục nghe tưởng giáo điều, nhưng giàu tính thực tiễn ngay từ tiểu học

Triết lý giáo dục của trường là "Hướng tới sự minh triết". Nhiều người có thể nghĩ từ "minh triết" có hơi hướng giáo điều, nhưng nhà trường lại làm rõ nghĩa chúng bằng tính thực tiễn về khả năng tự chủ, tự lập của học sinh. Điều đó thể hiện ngay từ cách trò học các bộ môn ngay từ khối tiểu học. 

Chương trình Toán học ở đây học sớm hơn, tổng hợp hơn, được nhắc đi nhắc lại theo vòng tròn xoắn ốc, sâu dần, giúp học sinh dễ nhớ, nhớ lâu sau mỗi bài học. Điều quan trọng nhất trong dạy toán là giúp học sinh rèn luyện tư duy logic, phát triển trí tuệ, chứ không đơn thuần chỉ là dạy cách tính kết quả nhanh. Các khái niệm toán học hình thành từ trực quan, thực tế cuộc sống, dẫn dắt đến lý thuyết và ứng dụng thực hành để củng cố kiến thức.

Ở các môn Khoa học, học sinh tham gia thí nghiệm để rút ra kết luận và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Sách giáo khoa Nhật Bản luôn hướng cho học sinh cách tự khám phá, nghiên cứu, tìm hiểu cuộc sống xung quanh từ lớp 2, lớp 3.

Học sinh từ lớp 4 trở lên của Trường Quốc tế Nhật Bản đã bắt đầu có những giờ thực hành môn Khoa học đầy thú vị. Với sự đầu tư bài bản này, học sinh không phải "học gạo", khơi gợi trí tưởng tượng, óc sáng tạo và bồi đắp niềm đam mê nghiên cứu khoa học cho các em.

Học sinh được hướng dẫn, rèn luyện các quy tắc ứng xử với mọi người. Kiến thức về chào hỏi, dùng từ, cách đứng, ngồi, ăn cơm, pha trà… không chỉ được dạy lý thuyết mà còn thực hành theo gương các thầy cô giáo mỗi ngày. Từ đó, kiến thức biến thành hành động tự nhiên và nuôi dưỡng tố chất của con người. 

Với cách học giàu tính thực tiễn này, ông West Stephen Leslie, giám đốc hệ quốc tế Cambridge, nói về điều sâu xa hơn mà trường hướng tới: "Chúng tôi muốn các con có được đó là tinh thần hợp tác, sáng tạo, sau đó là những kiến thức thực tiễn. Bởi vì thế giới xung quanh chúng ta đang thay đổi rất nhiều".

Bởi vậy, xin được xếp Trường Quốc Tế Nhật Bản (JIS) vào hạng mục Ngôi trường trong mơ.

Trường Quốc Tế Nhật Bản - Japanese International School

Địa chỉ: 84 Nguyễn Thanh Bình, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Cấp học: Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT

Website trường: http://jis.edu.vn/

Chi tiết bài viết xin mời bạn đọc xem tại link sau đây: https://afamily.vn/minh-triet-giai-ma-2-tu-dat-gia-lam...

Trường Quốc tế Nhật Bản.

Có thể bạn quan tâm

Liên kết với chúng tôi

Zalo Facebook
Liên hệ
text_backtohome