5 ĐỊNH NGHĨA VỀ GIÁ TRỊ & TIÊU CHÍ HOẠT ĐỘNG TẠI JIS
01/10/2024Trẻ em ở nông thôn và những nơi có nhiều cây xanh có thể phân biệt tới 300 màu sắc khác nhau, nhưng trẻ em ở thành phố chỉ có thể phân biệt được từ 100-150 màu sắc. Nhiều nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học còn chỉ ra rằng, không gian xanh còn giúp trẻ em giảm nguy cơ bị cận thị, giảm thiểu chứng rối loạn sức khỏe tâm thân. Việc gần gũi với thiên nhiên, môi trường xanh giúp trẻ cải thiện sự tập trung và tính kỷ luật, cải thiện tinh thần, tác dụng rất tốt trong giáo dục, hình thành trí tuệ và nhân cách của trẻ.
Trong xu thế đô thị hoá, trẻ em ngày nay tiếp xúc với thiên nhiên, đặc biệt là môi trường xanh ít hơn bất kì lúc nào từ trước đến nay. Điều đó dẫn đến tình trạng giảm thị lực, khả năng phân biệt màu sắc và gây ra nhiều tác động đến sức khỏe tâm thần.
Một số phân tích mới đây của các nghiên cứu về mắt ở trẻ em và thanh thiếu niên đã chỉ ra rằng thời gian ở ngoài trời có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh cận thị. Những nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, Mỹ đăng ở các tạp chí Nhãn khoa ở Orlando, Florida đã kết luận rằng, cứ thêm một giờ đồng hồ ngoài trời mỗi tuần, nguy cơ phát triển của bệnh cận thị được giảm đi 2%. Tám cuộc nghiên cứu đã được phối hợp để phân tích hơn 10.000 đối tượng và chỉ ra rằng, những đứa trẻ bị cận thị dành thời gian trung bình ngoài trời ít hơn những người có thị lực bình thường 3,7 giờ/tuần; trẻ em ở nông thôn, những người được gần gũi với thiên nhiên và màu xanh nhiều hơn có thể phân biệt tới 300 màu sắc khác nhau, nhưng trẻ em ở thành phố chỉ có thể phân biệt được từ 100-150 màu. Ngoài ra cứ 1 trong 10 trẻ trai và 1 trong 18 trẻ gái ở độ tuổi từ 5-10 được chẩn đoán là có dấu hiệu rối loạn sức khỏe tâm thần, tỷ lệ này còn cao hơn với trẻ ở độ tuổi từ 11-17 là 1 trong 8 trẻ trai và 1 trong 10 trẻ gái. Trong 10 năm qua mức độ béo phì của trẻ 6 tuổi đã tăng gấp đôi và ở trẻ 15 tuổi tăng gấp ba lần. Người ta ước tính rằng đến năm 2020, một nửa trẻ em sẽ mắc bệnh béo phì”.
Các nhà nghiên cứu người Úc đã tìm thấy một hiệu ứng rất mạnh vào động mạch ở mặt sau của mắt ở trẻ 6 tuổi mà để hầu hết thời gian dán mắt vào màn hình tivi, máy tính hay các trò chơi video. Ngược lại, ở những trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời có động mạch võng mạc trung bình là 2,2 micron rộng hơn so với những trẻ ít tham gia các hoạt động như thế (một micron bằng 1/1000 của một milimet, hay bằng 1/25 nghìn của 1 inch). Hẹp động mạch võng mạc được coi là dấu hiệu của nguy cơ tim mạch trong tương lai. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tính nghiêm trọng của việc thu hẹp có liên quan đến mỗi giờ nhìn vào màn hình tương tự như sự gia tăng 10 mm trong áp suất máu thuộc tâm thu (tim đập) ở trẻ em.
Các phân tích cho rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, màu xanh của cây cối, dành thời gian nhìn ngắm những vật ở khoảng cách xa và hoạt động ngoài trời là các nhân tố chính để giảm nguy cơ cận thị, tăng khả năng phân biệt màu sắc ở trẻ, giảm nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần và chứng bệnh béo phì. Trong số các tuyên bố gần đây của các nhà nghiên cứu người Anh, việc phơi virus gây bệnh thủy đậu dưới tia cực tím trong ánh nắng mặt trời làm giảm khả năng lây nhiễm sang người khác. Họ lưu ý rằng cả bệnh thủy đậu, bênh zona và các loại bệnh gây khó chịu tương tự thường ít phổ biến ở vùng nhiệt đới và việc bộc phát dịch các loại bệnh này ở vùng ôn đới thường vào mùa đông khi mà các tia UV là yếu nhất.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng khám phá ra rằng một số vùng của não liên quan đến tiền sử tăng lưu lượng máu khi những người được coi là nghiện tắm nắng tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím. Và chúng ta biết rằng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá nhiều hay quá ít có thế ảnh hưởng đến tâm trạng, bệnh trầm cảm và việc sản xuất một số hoc-môn cũng như các vitamin D ở mức độ khác nhau. Một số nghiên cứu đã gắn việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng với việc tăng hoặc giảm một số nguy cơ virus u nhú ở người, bệnh đa xơ cứng và nhiễm nấm khác nhau.
“Đi ra ngoài chơi” có thể là một điệp khúc của các bậc cha mẹ cần khuyên nhiều hơn trong suốt những ngày nghỉ học, nó cũng minh chứng rằng vui chơi ngoài trời là một toa thuốc cho sức khỏe tốt hơn nhiều thứ khác. Việc gần gũi với thiên nhiên, đặc biệt là môi trường xanh giúp trẻ cải thiện sự tập trung và tính kỷ luật, cải thiện tinh thần và thể chất. Các triệu chứng hành vi của trẻ mắc chứng rối loạn thiếu tập trung giảm khi trẻ được vui chơi trong môi trường tự nhiên-xanh. Trẻ dùng môi trường tự nhiên-xanh để phục hồi sau căng thẳng và điều này giúp giảm thiểu chứng rối loạn sức khỏe tâm thân. Không gian xanh đô thị không chỉ có cây xanh đường phố, công viên mặt nước theo quan niệm trước đây, mà còn phải có các hành lang xanh, vành đai xanh, thị trấn sinh thái, công viên sinh thái, vùng trồng hoa, vùng bảo tồn cây xanh...
Không chỉ với sức khoẻ con người, không gian xanh còn có tác dụng to lớn trong giáo dục, hình thành trí tuệ và nhân cách của trẻ. Vì thế, xây dựng một khung cảnh thân thiện với môi trường, một ngôi trường tràn ngập màu xanh là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi khi bắt tay vào thiết kế, xây dựng và quản lý ngôi trường.
Lợi ích của không gian xanh (những kết luận cụ thể từ các nghiên cứu)
- Những trẻ dành thời gian cho không gian xanh là những trẻ hầu như sẽ tiếp tục đến với không gian xanh khi trưởng thành và coi những nơi này như địa điểm cho việc phục hồi và xả stress.
- Sự tự tin của những người trẻ tuổi khi đi bộ trong rừng dường như là kết quả mà họ đã được trải nghiệm việc vui chơi tự do trong rừng với rất ít sự giám sát từ người lớn.
- Tính kỷ luật của trẻ có thể được cải thiện 20% đơn giản bởi việc nhìn ngắm cây cối và thảm thực vật bên ngoài nhà của chúng. Điều này chủ yếu ảnh hưởng đến các trẻ gái và có liên quan đến việc tập trung tốt hơn ngay cả khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác.
- Những trẻ thường đi bộ trong không gian xanh có khả năng tập trung tốt hơn vào công việc sau đó so với những trẻ thường đi bộ như vậy nhưng trong khu vực xây dựng.
- Sân chơi tại trường vẫn chủ yếu được xây dựng bởi nhựa và do con người tạo nên. Một sân chơi tự nhiên trong trường học sẽ giúp làm giảm hiên tượng bắt nạt, tăng cường các trò chơi sáng tạo, cải thiện sự tập trung và cảm giác tự tôn ở trẻ.
- Thành tích học tập đã được cải thiện đáng kể do các chương trình giảng dạy trong nhà trường có lồng ghép môi trường tự nhiên.
- Trẻ mắc chứng rối loạn thiếu tập trung đã có cải thiện đáng kể các triệu chứng khi chúng được chơi đùa trong khu vực tự nhiên hoặc thậm chí chỉ cần ngắm nhìn cây cối và thảm cỏ ngay bên ngoài nhà của chúng.
- Liên hệ với tự nhiên có thể làm giảm đáng kể các vấn đề tâm lý bởi sự căng thẳng, đặc biệt với những trẻ trải qua rất nhiều sự việc gây căng thẳng.
- Các bằng chứng thuyết phục cho thấy việc ra ngoài trời có mối tương quan mạnh mẽ với các hoạt động thể chất đặc biệt với các trẻ trước tuổi đến trường.
- Mức độ các hoạt động thể chất liên quan đến số lượng không gian vui chơi gần nhà của trẻ và lượng thời gian trẻ chơi trong những không gian đó.
- Mời đọc bài “Tại sao trẻ nên vui chơi ngoài trời”
Hệ thống Giáo dục Quốc tế Nhật Bản