Rèn luyện trí nhớ

Các nhà khoa học cho rằng trí nhớ không phải là một năng khiếu mà do được rèn luyện. Trí nhớ bao gồm việc thu nhận thông tin, lưu trữ thông tin và hồi tưởng thông tin. Khi tập trung đọc, nghe ta có thể thu nhận toàn bộ thông tin, việc lưu trữ thông tin của bộ não cũng giống như lưu trữ thông tin trong máy tính vậy - không bị hao mòn, nhưng việc hồi tưởng thông tin thì có vấn đề ở hầu hết mọi người. Nhưng tại sao người thủ thư có thể tìm một cuốn sách trong thư viện có nhiều triệu cuốn sách chỉ mất vài phút? Đó là do cách sắp xếp thông tin, kết nối các thông tin hợp lý. Vậy chúng ta có thể giúp con cái  học tập, rèn luyện phương pháp sắp xếp thông tin để tăng cường trí nhớ được không? Chắc chắn có thể làm được việc đó, nếu thành công, việc học tập của con cái chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn. Một chiến lược học tập tốt là chiến lược tập trung cải thiện, rèn luyện các kỹ năng học tập nhằm giảm thời gian học tập mà vẫn đạt kết quả cao và giúp ta có phương pháp, kỹ năng tự học tập suốt đời.

Các nhà khoa học cho rằng trí nhớ không phải là một năng khiếu mà do được rèn luyện. Trí nhớ bao gồm việc thu nhận thông tin, lưu trữ thông tin và hồi tưởng thông tin. Khi tập trung đọc, nghe ta có thể thu nhận toàn bộ thông tin, việc lưu trữ thông tin của bộ não cũng giống như lưu trữ thông tin trong máy tính vậy - không bị hao mòn, nhưng việc hồi tưởng thông tin thì có vấn đề ở hầu hết mọi người. Nhưng tại sao người thủ thư có thể tìm một cuốn sách trong thư viện có nhiều triệu cuốn sách chỉ mất vài phút? Đó là do cách sắp xếp thông tin, kết nối các thông tin hợp lý. Vậy chúng ta có thể giúp con cái  học tập, rèn luyện phương pháp sắp xếp thông tin để tăng cường trí nhớ được không? Chắc chắn có thể làm được việc đó, nếu thành công, việc học tập của con cái chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn. Một chiến lược học tập tốt là chiến lược tập trung cải thiện, rèn luyện các kỹ năng học tập nhằm giảm thời gian học tập mà vẫn đạt kết quả cao và giúp ta có phương pháp, kỹ năng tự học tập suốt đời.

Chúng tôi xin giới thiệu một số Phương pháp rèn luyện trí nhớ, được tổng kết thông qua nhiều cuộc thi những người có trí nhớ nhất thế giới để các bạn tham khảo. Tất nhiên  mỗi người, tùy theo đặc điểm và điều kiện riêng có thể lựa chọn một số phương pháp khác nhau, mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp  có thể vận dụng phương pháp khác nhau:

  1. Sử dụng thường xuyên;
  2. Sự chú tâm;
  3. Sự lặp đi lặp lại;
  4. Nhớ tích cực (4 phương pháp pháp này chắc tất cả chúng ta đều biết và đã thực hiện);
  1. Liên tưởng- theo chúng tôi đây là phương pháp rất quan trọng và hiệu quả đối với học sinh cũng như mọi người. Để thực hiện phương pháp này chúng ta cần chú ý đến một số quy luật như:
  • Quy luật tương tự (như nói đến sắt thép ta thường liên tưởng đến sự rắn chắc, nặng; nói đến mùa thu ta liên tưởng đến lá vàng rơi…)
  • Quy luật tương phản (như sáng-tối; nóng-lạnh; nặng- nhẹ; xa-gần; vui-buồn…)
  • Quy luật gần nhau (thấy cá nghĩ đến nước; thấy hoa  nghĩ đến ong bướm;…)
  • Quy luật quan hệ (mây-mưa; mây-gió bão;…)
  • Quy luật liên tưởng: Bằng cách tạo ra sự liện hệ giữa các sự vật, hiện tượng tương tự để thay thế và có một số nguyên tắc tạo hình ảnh của riêng mình; Bạn liên tưởng càng sinh động, ấn tượng thì bạn ghi nhớ càng tốt. Cần lặp lại nhiều lần vì ấn tượng càng sâu sắc giúp hình thành phản xạ tự nhiên.
  • Quy luật viết tắt như ASEAN, NATO, WTO…;
  • Quy luật viết ký tự đầu: ví dụ như bài thơ về dãy hoá kim loại: Ka-li, Ba-ri, Can-xi, Na-tri, Ma-giê, Nhôm, Kẽm, Sắt, Ni-ken, Thiếc, Chì, Hy-dro, Đồng, Thuỷ Ngân, Bạc, Bạch kim, Vàng (K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au). “Khi Bà Con Nào May Áo Giáp Sắt Nên Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu”.
  • Và cuối cùng là quy luật liên kết: Ví dụ như: Độ cao của đỉnh Phan Xi Păng thì rất ít người nhớ, nhưng số Pi (3,14) thì không ai quên. Như vậy khi học độ cao của đỉnh Phan Xi Păng, nếu các em đã tạo được thói quen tạo liên kết, chỉ cần trong vài giây có thể nghĩ đến việc liên kết giữa số Pi và độ cao của đỉnh Phan Xi Păng –(thêm vào sau số Pi một số 3 thành 3.143m) và có thể nhớ trong suốt cuộc đời.
  1. Phân nhóm cho cả số và từ: Với dãy số có từ 10 chữ số trở lên, bạn sẽ rất khó khăn khi phải ghi nhớ, nếu không chia số đó thành 3 hoặc 4 nhóm nhỏ. Sau khi chia nhỏ dãy số dài, bạn dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ, nếu bạn lại liên hệ các nhóm số nhỏ đó với những con số mà bạn đã nhớ thì việc nhớ càng dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể chuyển các con số thành các hình ảnh, hình tượng để dễ nhớ hơn hoăc chuyển số thành các chữ cái (phía dưới) rồi ghép thành từ để nhớ. Khi cần nhớ những từ ngoại ngữ hoặc tên của người nước ngoài dài, bạn cũng nên phân ra từng nhóm từ nhỏ theo cách của bạn, gắn kết với những từ mà bạn đã biết. Ngoài ra bạn còn có thể phân theo các nhóm đặc điểm, điều đó sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng. Đây cũng chính là cách mà các nhà khoa học xây dựng các bài kiểm tra IQ. Tuy nhiên các bạn cần tự tin rằng cùng loại thông tin, nhưng mỗi người có cách lựa chọn nhóm đặc điểm để nhớ khác nhau, vì vậy các bạn cứ chủ động chọn cách của riêng mình.
  2. Sự tưởng tượng dùng để kết nối rất hiệu quả, khả năng này đối với các cháu càng nhỏ lại càng tốt; đặc biệt đối với những người bán cầu não phải phát triển hơn. Ngoài ra bạn có thể sử dụng phương pháp âm thanh - rất tốt cho những em có khả năng âm nhạc, thơ ca, học thuộc (để nhớ tên 63 tỉnh thành rất khó đối với học sinh, nhưng sẽ dễ hơn nhiều nếu dùng giai điệu, âm nhạc và thơ ca hoặc học theo bài thơ lục bát đã có trên internet; bài thơ để các nguyên tố kim loại, câu chữ cái bằng tiếng Anh để nhớ chín ngôi sao trong hệ mặt trời…)
  3. Phương pháp hòa trộn, phối hợp giữa hình ảnh và âm thanh tạo thuận lợi cho những người có bán cầu não phải phát triển hoặc mong muốn rèn luyện bán cầu não phải.
  4. Phương pháp LOGI, trong tiếng Việt gọi là phương pháp hành trình, phương pháp này rất tốt cho các nhà hùng biện: (nhớ vị trí các đồ vật trong ngôi nhà của mình, đi đến đâu nói điều gì -chỉ cần tập vài lần sẽ trình bày mạch lạc, không thừa, thiếu);
  5. Phương pháp ghi chú bài giảng. Được thực hiện sau khi học bằng sơ đồ tư duy hoặc các mảnh giấy;
  6. Phương pháp nhớ tên và khuôn mặt. Nhớ tên và khuôn mặt những người mới gặp là điều không dễ, nhưng lại là điều rất quan trong và cần thiết cho các nhà ngoại giao; Để nhớ tên bạn cần gắn kết với những người bạn đã nhớ, để nhớ khuôn mặt cần chia khuôn mặt theo các phần khác nhau để đánh giá sự đặc biệt của từng người và bạn có thể gắn tên người với khuôn mặt và những đặc điểm trên khuôn mặt.
  7. Phương pháp nhớ những con số (chia nhóm, liên kết các số và Phương pháp chuyển số thành chữ cái, dùng chữ cái để tạo tên hặc những câu dễ nhớ như: 0=O, 1=A, 2=B, 3=C, 4=D, 5=E.. cho đến 9), ghép các chữ cái tạo thành những câu, những từ dễ nhớ.
  8. Phương pháp thu nhận và làm mới. Theo thời gian cũng cần làm làm sạch bộ nhớ để tạo các kết nối rõ ràng hơn.

Và cuối cùng là Phương pháp luyện tập- quy luật trí nhớ của bộ não chúng ta sẽ quên sau 24 giờ, rồi 10 ngày đến 2 tuần, vì vậy việc ôn lại trong vòng 24 giờ, rồi 10 ngày đến 2 tuần là rất cần thiết và sẽ giúp chúng ta có thể nhớ lâu dài.

Mỗi người cần lựa chọn một số cách nhớ của riêng mình và cần luyện tập để tạo ra thói quen đặt các câu hỏi cho riêng mình như: 1. Ấn tượng ban đầu: Sự kiện này có gì rõ ràng không? Nó nhắc mình về chuyện gì? Ngôn ngữ có gì đặc biệt? Từ nào là quan trọng? 2. Dùng so sánh: Nó khác và giống sự việc liên quan thế nào? 3. Kiểm soát sự kiện: Có thể chia nhỏ sự kiện? Có thể khiến nó kỳ quái? Có thể phóng đại lên? Có thể thêm màu sắc, hài hước? Có thể vẽ hình minh họa? Có thể viết tắt? Tạo câu dễ nhớ qua chữ cái? Có thể chế tác bài thơ về nó? Có thể tạo vần điệu nào đó? 4. Dùng cách nhớ khác nhau: Tạo hình ảnh, câu chuyện dễ nhớ? Tạo âm thanh liên tưởng? Tạo một hành động liên tưởng?

Chúc các bạn rèn luyện trí nhớ thành công!

Các bài khác

0979 860 088

© Trường Quốc Tế Nhật Bản. All rights reserved.