Rèn luyện đọc nhanh
Phương pháp đọc nhanh, nếu nói đầy đủ phải gọi là “phương pháp đọc sách hiệu quả”. Phương pháp đọc sách hiểu quả "là quá trình vận dụng trí óc của con người để suy ngẫm về những con chữ, mà không có bất kỳ một sự trợ giúp nào từ bên ngoài. Nhờ đó trí tuệ của bạn được nâng lên một tầm cao mới, từ hiểu biết ít đến hiểu biết nhiều hơn"- (Mortimer J.Adler). Chúng ta thường thấy các cách đọc hiện nay: 1) Đọc bình thường để giải trí như ta đọc cuốn tiểu thuyết để thư dãn; 2) Đọc quét, được dùng khi ta cần tìm số điện thoại của một người trong cuốn danh bạ điện thoại. 3) Đọc lướt dùng để lướt qua tờ báo nhằm biết tiêu đề, nội dung sơ bộ, nếu thấy hay ta có thể đọc lại. 4) Còn trong học tập, nghiên cứu chúng ta áp dụng phương pháp đọc nhanh hiểu kỹ, hay còn gọi là phương pháp đọc hiệu quả. Như vậy đọc hiệu quả bao gồm hai yêu cầu đọc phải nhanh và phải hiểu kỹ.
Làm sao để chúng ta có thể đọc nhanh nhưng vẫn nắm được nội dung một cuốn sách? Trước khi đọc một cuốn sách chúng ta cần đọc lời giới thiệu, rồi đến mục lục, tóm tắt của chương; đối với sách giáo khoa còn cần đọc câu hỏi trước. Lấy cây bút chì làm vật chỉ đường, đánh dấu những từ khóa - những từ quan trọng trong một câu, một đoạn văn (thường chỉ chiếm khoảng 25-30% một đoạn văn mà ta đang đọc); Việc tập thói quen nắm bắt các từ khoá có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ giúp chúng ta đọc nhanh, mà còn giúp chúng ta dễ nắm bắt nội dung khi nghe người khác nói, dễ ghi nhớ khi cần học và nó cũng giúp chúng ta tạo thói quen khi trình bày, thuyết trình một nội dung nào đó cô đọng và súc tích. Trong tiếng Anh từ khóa gồm danh từ, động từ và tính từ, trong tiếng Việt chúng ta cần thêm phó từ. Để dễ nắm ý tưởng, nội dung trong khi đọc sách chúng ta cần tạo thói quen thường trực trong đầu câu hỏi: Ai? Khi nào? Ở đâu? Cái gì? Tại sao? Như thế nào?
Người được gọi là đọc nhanh khi đạt được mức 500-800từ/phút, nhiều người đã đạt đến mức 1000 từ/phút (là tích số của số từ đọc được trên 1 phút nhân với phần trăm hiểu bài). Thông thường ở những người chưa rèn luyện phương pháp đọc nhanh chỉ đọc ở mức 150 từ-200/phút. Vậy do đâu mà chúng ta đọc chậm? Có thể nêu ra một số nguyên nhân sau: Do chúng ta đọc bằng môi, môi mấp máy khi đọc; Chúng ta đọc thầm ở trong đầu; chúng ta đọc lặp đi lặp lại; mắt chúng ta quá tập trung dẫn đến nhìn vào một, hai chữ (tầm mắt hẹp) và đọc theo thứ tự từng từ.
Vậy rèn luyện như thế nào để chúng ta có thể đọc nhanh?
Để đọc nhanh, cần tập trung tư tưởng, nhưng lại cần thư dãn đôi mắt, mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm từ, từ 5-7 rồi tăng dần lên 10 từ một lúc, nếu tập trung đôi mắt, chúng ta chỉ có thể nhìn được 1-2 từ trong một thời điểm. Để đọc nhanh chúng ta cần không chỉ rèn luyện việc nắm bắt các từ khoá, rèn luyện mắt, dùng bút chì hay ngón ta chỉ đường khi đọc, mà còn cần học thói quen mở trang sách bằng tay trái. Chỉ cần luyện tập một vài tuần (tuy có hơi mỏi mắt) chúng ta có thể tăng tốc độ đọc lên đến 500-800 từ/phút, thậm chí đạt 1000 từ/phút. Khi đạt được tốc độ đọc sách 800 từ/phút, chắc chúng ta sẽ trở thành những người rất thích đọc sách, vì chỉ cần 2-3 giờ đã đọc xong một cuốn sách.
Chúng tôi xin hướng dẫn cách tự rèn luyện đọc nhanh như sau:
Bước 1: Mời các bạn đọc lá thư dưới theo cách mà các bạn vẫn thường đọc, sau đó ghi lại số phút và số giây mà bạn đã dùng để đọc hết lá thư.
Kính gửi thầy!
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. Rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố, thì ở đâu đó, sẽ có một con người chính trực; bên cạnh một chính trị gia ích kỷ, sẽ xuất hiện một nhà lãnh đạo tận tâm.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đô la kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với nǎm đô la nhặt được trên hè phố…
Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…
Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó là không đúng.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân Lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ lẽ phải.
Xin hãy đối xử với cháu dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có can đảm biểu lộ sự thiếu kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình… con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời.
Bức thư tổng thống Abraham Licoln gửi thầy hiệu trưởng nơi con trai ông theo học
(Nguồn Internet).
Bước 2: Nắm bắt từ khoá không những giúp đọc nhanh, mà sau khi tạo được thói quen, nó còn giúp chúng ta viết ngắn gọn và súc tích hơn; dễ nắm bắt nội dung khi nghe người khác nói; dễ ghi nhớ và tạo thói quen khi trình bày, thuyết trình một vấn đề một cách cô đọng và súc tích. Ví dụ dưới để cho ta thấy trong một đoạn, từ khoá chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong đó.
Có một sự thật là cơ thể con người khác hoàn toàn về sự phát triển với trí tuệ con người. Cơ thể có những giới hạn phát triển mà trí tuệ không có. Ví dụ như cơ thể không thể phát triển mãi cả về sức mạnh và kỹ năng. Khi 30 tuổi, cơ thể con người đã phát triển hết mức. Nhưng ngược lại không có giới hạn nào trong sự trưởng thành và phát triển của trí tuệ con người. Trí tuệ con người không ngừng phát triển dù ở độ tuổi cụ thể nào, mà chỉ ngừng khi bộ não tự nó mất đi sự sáng suốt. Khi bị lão hoá, trí tuệ mới mất đi sức mạnh tăng kỹ năng và hiểu biết. Đây là một trong những điểm đáng lưu ý nhất về con người và là sự khác biệt nhất giữa con người thông tuệ và các loài động vật khác. (tổng 158 từ)
Chúng ta có thể lựa chọn các từ khoá như sau: …cơ thể người khác trí tuệ…. không phát triển mãi. …30 tuổi, cơ thể phát triển hết… không có giới hạn…phát triển…trí tuệ. Khi bị lão hoá, trí tuệ… mất… sức mạnh tăng kỹ năng hiểu biết. … sự khác biệt nhất… giữa…. người… và…….động vật.(từ khoá có 48 từ)
Những từ không phải từ khoá, những từ kết nối để hành văn trôi chảy, giúp ta dễ đọc hơn: Có một sự thật là … con … hoàn toàn về sự phát triển với … con người. Cơ thể có những giới hạn phát triển mà trí tuệ không có. Ví dụ như cơ thể …….. thể ……. cả về sức mạnh và kỹ năng. Khi … con người đã …….. mức. Nhưng ngược lại … …….nào trong sự trưởng thành và của …….. con người. Trí tuệ con người không ngừng phát triển dù ở độ tuổi cụ thể nào, mà chỉ ngừng khi bộ não tự nó mất đi sự sáng suốt…., ... mới … đi ….và….Đây là một trong những điểm đáng lưu ý nhất về con người và là……….. nhất… con…. thông tuệ… các loài …. khác. (từ không quan trọng là 108 từ)
Như vậy những từ khoá chỉ có 48 từ, chiếm khoảng 30% và nếu chúng ta viết cho gãy gọn lại còn giảm được một số từ nữa. Nói chung trong một đoan văn những từ khoá, từ quan trọng cần nhớ chỉ chiếm khoảng 25-30%.
Có những đoạn văn, câu văn không quan trọng trong việc giúp độc giả hiểu nội dung, không có nó độc giả vẫn hiểu. Như vậy khi đọc, ngoài việc không cần quan tâm nhiều đến những từ kết nối-không phải từ khoá, chúng ta còn có thể không chú ý nhiều đến những câu văn, đoạn văn không quan trọng trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Bước 3: Luyện tập mở rộng tầm mắt theo cách đã nêu ở trên (tập trung tư tưởng, nhưng thư dãn đôi mắt để nhìn được rộng 5-7-10 từ một lúc). Việc luyện tập này không khó, lúc đầu có thể đôi mắt hơi mỏi, nhưng chỉ một tuần sau là quen, chúng ta tiếp tục luyện tập để nâng dần lên theo thời gian.
Nhìn vào bảng chữ cái, mắt đưa từ trên xuống dưới, không liếc ngang sang trái hoặc sang phải, nhưng vẫn đọc được cả 3 chữ cái cùng hàng ngang (đọc chữ cái giữa trước, sau đó chữ cái bên trái, rồi chữ cái bên phải). Sau đó đọc sang bảng bên trái, mắt đưa từ trên xuống dưới, không liếc mắt sang trái và sang phải, nhưng vẫn đọc và hiểu được đoạn văn. Tiếp tục mở rộng dần tầm mắt theo cách vừa nêu trên. Sau khi tập thuần thục các bài tập theo thứ tự A, B, C, D thì chuyển sang bước tiếp.
Bài tập A Bài tập B
B C D D D C V B N M A R F H C C V Q W E R T Y U I O P A S D F G H J K L Z | A B C D E R T Y U I O P A S D F G H J K L Z X C V B N M E R T Y U I O P A | C V B N M E R T Y U I O P A S D F G H J L Z X C V B N M R T Y U I D F G H | Có một sự thật là cơ thể con người khác hoàn toàn về sự phát triển với trí tuệ con người. Cơ thể có những giới hạn phát triển mà trí tuệ không có. Ví dụ như cơ thể không thể phát triển mãi cả về sức mạnh và kỹ năng. Khi 30 tuổi, cơ thể con người đã phát triển hết mức. Nhưng ngược lại không có giới hạn nào trong sự trưởng thành và phát triển của trí tuệ con người. Trí tuệ con người không ngừng phát triển dù ở độ | A B C D E R T Y U I O P A S D F G H J K L Z X C V B N M E R T Y U I O P A | B C D D D C V B N M A R F H C C V Q W E R T Y U I O P A S D F G H J K L Z | C V B N M E R T Y U I O P A S D F G H J L Z X C V B N M R T Y U I D F G H | Có một sự thật là cơ thể con người khác hoàn toàn về sự phát triển với trí tuệ con người. Cơ thể có những giới hạn phát triển mà trí tuệ không có. Ví dụ như cơ thể không thể phát triển mãi cả về sức mạnh và kỹ năng. Khi 30 tuổi, cơ thể con người đã phát triển hết mức. Nhưng ngược lại không có giới hạn nào trong sự trưởng thành và phát triển của trí tuệ con người. Trí tuệ con người không ngừng phát triển dù ở độ tuổi cụ thể nào, mà chỉ ngừng khi bộ não tự nó mất đi sự sáng suốt. Khi bị lão hoá, trí tuệ mới mất đi sức mạnh tăng kỹ năng và hiểu biết. |
Bài tập C Bài tập D
B C D D D C V B N M A R F H C C V Q W E R T Y U I O P A S D F G H J K L | A B C D E R T Y U I O P A S D F G H J K L Z X C V B N M E R T Y U I O P | C V B N M E R T Y U I O P A S D F G H J L Z X C V B N M R T Y U I D F G | Có một sự thật là cơ thể con người khác hoàn toàn về sự phát triển với trí tuệ con người. Cơ thể có những giới hạn phát triển mà trí tuệ không có. Ví dụ như cơ thể không thể phát triển mãi cả về sức mạnh và kỹ năng. Khi 30 tuổi, cơ thể con người đã phát triển hết mức. Nhưng ngược lại không có giới hạn nào trong sự trưởng thành và phát triển của trí tuệ con người. Trí tuệ con người không ngừng phát triển dù ở độ tuổi cụ thể nào, mà chỉ ngừng khi bộ não tự nó mất đi sự sáng suốt. Khi bị lão hoá, trí tuệ mới mất đi sức mạnh tăng kỹ năng và hiểu biết. Đây là một trong những điểm đáng lưu ý nhất về con người và là sự khác biệt nhất giữa con người thông tuệ và các động vật khác. | C V B N M E R T Y U I O P A S D F G H J L Z X C V B N M R T Y U I D F | B C D D D C V B N M A R F H C C V Q W E R T Y U I O P A S D F G H J K | A B C D E R T Y U I O P A S D F G H J K L Z X C V B N M E R T Y U I O | Có một sự thật là cơ thể con người khác hoàn toàn về sự phát triển với trí tuệ con người. Cơ thể có những giới hạn phát triển mà trí tuệ không có. Ví dụ như cơ thể không thể phát triển mãi cả về sức mạnh và kỹ năng. Khi 30 tuổi, cơ thể con người đã phát triển hết mức. Nhưng ngược lại không có giới hạn nào trong sự trưởng thành và phát triển của trí tuệ con người. Trí tuệ con người không ngừng phát triển dù ở độ tuổi cụ thể nào, mà chỉ ngừng khi bộ não tự nó mất đi sự sáng suốt. Khi bị lão hoá, trí tuệ mới mất đi sức mạnh tăng kỹ năng và hiểu biết. Đây là một trong những điểm đáng lưu ý nhất về con người và là sự khác biệt nhất giữa con người thông tuệ và các động vật khác – những động vật đến một độ tuổi nào đó không phát triển thêm về trí óc nữa. |
Bước 4: Đọc lại bức thư tổng thống Abraham Licoln đã được sắp xếp lại ở phía dưới, theo cách đưa mắt từ trên xuống dưới như đã nêu và không liếc mắt sang trái và sang phải nhưng đọc và hiểu được cả dòng ngang, ghi lại số phút và số giây mà bạn đã dùng để đọc hết lá thư. Chắc chắn thời gian mà bạn đọc lần này sau khi luyện tập cách trên sẽ ngăn hơn khá nhiều so với lần 1, nhưng không phải vì bạn đọc lại lần 2, mà vì bạn đã có phương pháp đọc nhanh hơn.
Kính gửi thầy!
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này. Rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết: cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố, thì ở đâu đó, sẽ có một con người chính trực; bên cạnh một chính trị gia ích kỷ, sẽ xuất hiện một nhà lãnh đạo tận tâm. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cứ mỗi một kẻ thù ta gặp ở nơi này thì ở nơi khác ta lại tìm thấy một người bạn. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu hiểu rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với nǎm đô la nhặt được trên hè phố… Xin hãy dạy cho cháu cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cho cháu biết được bí quyết của niềm vui thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…
| Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kỳ diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh. Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó là không đúng. Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn đối với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chạy theo thời thế. Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới Chân Lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp mà thôi.
|
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã… Xin hãy dạy cho cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy. Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất nhưng không bao giờ được để cho ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình. Xin hãy dạy cho cháu biết ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông gào thét… và đứng thẳng người bảo vệ lẽ phải. Xin hãy đối xử với cháu dịu dàng nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì | chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên những thanh sắt cứng rắn. Hãy giúp cháu có can đảm biểu lộ sự thiếu kiên nhẫn và có đủ kiên nhẫn để biểu lộ sự can đảm. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại. Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy, nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình… con trai tôi là một cậu bé tuyệt vời. |
Bước 5: Các bạn nên tự luyện kỹ bài tập A, B, C, D thêm vài lần nữa, sau đó tự làm bài kiểm tra sau để đánh giá tốc độ đọc của mình theo công thức sau: Tốc độ đọc (Từ/phút = Tổng số từ đọc * phần trăm hiểu bài/số phút đã đọc. Trong đó phần trăm hiều bài tính theo phần trăm số câu hỏi trả lời đúng).
Bài luyện tập:
Đọc nhanh đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi (chú ý ghi lại tổng số phút và giây mà mình đọc xong)
Bản chất của nước
Nước là vật chất phổ biến nhất trên bề mặt Trái đất. Nước bề mặt chiếm hơn 70% hành tinh chúng ta, ngoài ra còn tồn tại ngay cả trong lòng đất, trên không và trong các sinh vật sống ở khắp mọi nơi.
Rõ ràng lượng nước tồn tại là có hạn và không đổi qua thời gian – trước đây, hiện nay và sau này. Lượng nước hiện có cũng chỉ bằng lượng nước đã từng có và sẽ có. Nước chỉ thay đổi từ dạng này sang dạng khác, nhưng không được tạo thêm hay mất đi. Về lý thuyết, rất có thể lượng nước bạn tắm buổi sáng bằng lương nước chúa Jesus dùng để rửa chân hai nghìn năm trước, hay một con khủng long uống từ hai triệu năm trước.
Nước là một chất đặc biệt và duy nhất với một số đặc tính quan trọng. Chẳng hạn, đó là một chất duy nhất được biết là đã tìm được trong thiên nhiên cả ba trạng thái: thể rắn, thể lỏng và thể khí. Nước có thể thay đổi sang dạng khí (nước bốc hơi) bằng cách làm bay hơi hay sang thể rắn (băng đá) bằng cách làm lạnh. Hơi nước có thể chuyển thành nước bằng cách làm ngưng tụ hoặc chuyển hẳn sang dạng đá bằng cách làm lạnh. Đá có thể chuyển thành nước bằng cách làm tan chảy hoặc thành hơi nước bằng cách bốc hơi. Trong mỗi quá trình này đều có sự tăng giảm nhiệt.
Không thể có sự sống nếu không có nước; mỗi một sinh vật sống đều phải phụ thuộc vào nước để duy trì các quá trình sống của mình. Sự phân giải nước trong các cơ thể sống hoà tan và phân huỷ các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ thể. Thực ra, tổng khối lượng của mỗi sinh vật đều có hơn một nửa là nước, tỷ lệ này dao động khoảng 60% ở một số loài động vật đến hơn 95% ở một số loài thực vật.
Nước là chất có nhiều đặc tính. Nổi bật nhất là trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường. Nước vẫn ở trạng thái lỏng tại hầu hết mọi nơi trên bề mặt Trái đất. Do đó, trạng thái lỏng của nước là trạng thái bình thường và càng làm tăng tính chất đa tác dụng của nước với tính chất là một tác nhân tích cực trong khí quyển, thạch quyển và sinh quyển.
Một đặc tính khác rất quan trong nữa của nước về mặt môi trường là nước có nhiệt dung rất lớn. Khi vật gì đó được làm cho nóng lên, nó sẽ hấp thụ năng lượng và nhiệt độ của nó sẽ tăng lên. Tuy nhiên, khi nước được làm nóng, nó có thể hấp thụ một lượng lớn năng lượng mà không biểu thị bằng việc tăng nhiệt độ. Kết quả thực tế là những khối lượng lớn nóng lên rất chậm vào ban ngày hay mùa hè, và ngược lại, cũng lạnh đi rất chậm vào ban đêm hay mùa đông. Do đó, lượng nước này có tác dụng điều tiết nhiệt độ xung quanh bằng cách đóng vai trò như những hồ chứa hơi ấm trong mùa đông và có tác dụng làm mát trong mùa hè.
Phần lớn các chất thu nhỏ lại khi chúng hạ thấp nhiệt độ, nhưng khi nước đóng băng thành đá, nó lại nở ra. Đặc tính này làm cho đá không nặng bằng nước và làm cho đá nổi trên hoặc lấp lửng ở bề mặt nước, như là các núi băng trôi hay các tảng băng nổi. Nếu đá nặng hơn nước, nó có thể chìm xuống đáy hồ và đáy đại dương, ở đó nó hoàn toàn không thể tan được.
Nước thường phản ứng lại sức hút của trọng lực và chảy xuống chỗ thấp hơn, nhưng nó cũng có thể di chuyển lên trên trong một số điều kiện nhất định. Các phân tử nước bám chặt vào nhau, và chúng làm ướt những bề mặt mà chúng tiếp xúc. Áp lực bề mặt lớn và khả năng làm ướt kết hợp với nhau làm cho nước có thể bay lên cao. Khả năng bay lên cao này nổi bật nhất là khi nước được chứa trong những không gian nhỏ hay ống hẹp. Trong điều kiện giam hãm hạn chế đó, nước đôi khi có thể bay lên cao đến mức vài inch hoặc vài feet, trong một tác động gọi là mao dẫn. Mao dẫn làm cho nước di chuyển lên phía trên xuyên qua đất đá, hoặc qua rễ cây và thân cây.
Tuy nhiên, trong số tất cả các đặc tính thú vị, có lẽ tính chất quan trọng nhất của nước là khi tác nhân tích cực trong phong cảnh, đó là khả năng nước hoà tan các chất khác. Nước có thể hoà tan hầu hết các chất, và đôi khi còn được coi là “dung môi chung”. Nó có tác dụng như một axit nhẹ, hoà tan nhanh một số chất với một lượng lớn; hoà tan chậm một số chất khác. Tóm lại, nước trong tự nhiên luôn có nhiều tạp chất; tức là, nó có chứa nhiều chất hoá học khác ngoài nguyên tử hy-drô và ô-xy.
Thời gian đọc………………
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm bề mặt trái đất:
A.30% B45% C.70% D.85%
Câu 2: Nước là nguồn tài nguyên:
A.Vô hạn. B.Có hạn, ngày càng giảm. C.Có hạn ngày càng tăng. D.Có hạn, không đổi
Câu 3: Nước tồn tại trong động vật tối thiểu là bao nhiêu?
A.50% B.70% C.80% D. 60%
Câu 4: Nước ở thể rắn nặng hơn ở thể lỏng:
A.Tuỳ vào điều kiện môi trường. B.Luôn nặng hơn. C. Bằng nhau vì đều là nước. D. Nhẹ hơn
Câu 5: Nước có khả năng điều tiết nhiệt độ môi trường sống:
A. Đúng B.Sai
Câu 6: Nước co lại khi đông đặc thành đá:
A. Đúng B.Sai
Câu 7: Nước trong tự nhiên là nước nguyên chất:
A. Đúng B.Sai
Câu 8: Nước có tính chất?
A.Axit nhẹ B.Bazơ nhẹ C.Trung tính D. Tất cả đều sai
Câu 9: Ở nhiệt độ thường nước ở thể lỏng:
A. Đúng B.Sai
Câu 10: Nước chỉ có thể hoà tan một số chất:
A. Đúng B.Sai
Tổng số từ của bài
Tốc độ đọc của bạn (từ/phút) = -------------------------- x % câu trả lời đúng
Thời gian đọc (phút)